Lịch sử Guyana

Bài chi tiết: Lịch sử Guyana

Ở thời những người Châu Âu đầu tiên tới vùng này khoảng năm 1500, Guyana là nơi sinh sống của các bộ tộc ArawakCarib Amerindian. Dù Guyana đã được Christopher Columbus nhìn thấy lần đầu trong chuyến đi thứ ba của ông (năm 1498), đây vẫn chưa phải là nơi định cư của người châu Âu cho tới khi người Hà Lan tới năm 1616, họ đã lập ra ba thuộc địa; Essequibo (1616), Berbice (1627) và Demerara (1752). Anh Quốc đã nắm quyền kiểm soát vào cuối thế kỷ XVIII và người Hà Lan chính thức rời khỏi vùng này năm 1814. Ba vùng trở thành một thuộc địa Anh duy nhất được gọi là Guiana thuộc Anh năm 1831.

Những người nô lệ bỏ trốn đã lập ra các cộng đồng Maroon. Sự xóa bỏ chế độ nô lệ năm 1834 dẫn tới sự thành lập các khu định cư da đen ở các vùng đô thị và sự du nhập lao động hợp đồng từ Madeira (Bồ Đào Nha) (bắt đầu từ năm 1834), Đức (lần đầu năm 1835), Ireland (1836), Scotland (1837), Malta (1839), Trung QuốcẤn Độ (bắt đầu năm 1838) để làm việc trên những cánh đồng mía. Năm 1889 Venezuela tuyên bố chủ quyền vùng đất lên tới tận Essequibo. Mười năm sau một tòa án quốc tế phán quyết vùng đất thuộc Guyana thuộc Anh; tuy nhiên tranh cãi vẫn còn tiếp diễn.[6]

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ dàn xếp để các lực lượng không quân của họ sử dụng các sân bay Anh Quốc tại Nam Mỹ, gồm cả những sân bay tại British Guiana[cần dẫn nguồn].

Năm 1953, vùng lãnh thổ này giành được quy chế tự trị. Thủ tướng Cheddi Jagan (1961-1964) lãnh đạo đất nước dựa vào những người dân gốc Ấn Độ. Jagan phải đương đầu với những người Da trắng thuộc Lực lượng Thống nhất và nhóm đối lập Da den (35%) do Forbes Burnham lãnh đạo.

Guyana độc lập khỏi Anh Quốc năm 1966 và trở thành một nền cộng hoà năm 1970, vẫn là một thành viên của Khối thịnh vượng chung. CIAUnited States State Department cùng chính phủ Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây ảnh hưởng tới nhân vật chính trị kiểm soát Guyana ở thời gian này.[citation needed]

Năm 1980, F. Burnham đắc cử Tổng thống. Sau khi Burnham qua đời năm 1985, Thủ tướng Desmond Hoyte tiếp tục lãnh đạo đất nước. Năm 1992, Cheddi Jagan đắc cử Tổng thống. Năm 1997, Jagan qua đời trong lúc đương nhiệm và quả phụ Janet Jagan tiếp tục lãnh đạo đất nước. Bộ trưởng Tài chính Bharrat Jagdeo trở thành Tổng thống sau khi bà J. Jagan xin từ chức vì lý do sức khỏe năm 1999.